Tại sao nước biển lại mặn? Nguồn gốc muối trong nước biển

Rate this post

Tại sao nước biển lại mặn? Nguồn gốc muối trong nước biển

     Tại sao nước biển lại mặn? Đã bao giờ bạn thắc mắc về điều của lẽ tự nhiên này chưa? Câu hỏi thật ngớ ngẩn nhưng chắc là nhiều người sẽ không có câu trả lời thỏa đáng. Vậy bài viết này chúng ta cùng đi tìm hiểu xem lý do tại sao nước biển lại mặn nhé!

1.Tại sao nước biển lại mặn?

     Trong nước biển có chứa lượng muối rất lớn, ước tính có khoảng 3,5% muối trong các đại dương trên trái đất nên tổng cộng có khoảng 50 triệu tỷ tấn muối đây là lý do khiến cho nước biển mặn. Các chuyên gia nghiên cứu cho rằng, hàm lượng muối sẽ tăng giảm liên tục theo thời gian. Nước biển  sẽ ngày càng mặn hơn do hiện tượng hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên. Khi lượng nước bốc hơi nhiều thì lượng muối cùng khoáng chất sẽ được mang ra đại dương càng nhiều. Khi có nước mưa hòa tan các khoáng chất, muối từ đá và đất khô sẽ cuốn trôi ra sông, khi đó lượng muối trong sông chỉ bằng 1/200 lượng muối tồn tại trong nước biển.

     Có điều quan trọng hơn là lượng muối được cô đặc trong các đại dương vì mặt trời nóng sẽ khiến nước trên bề mặt bốc hơi và để lại muối phía sau.  Độ mặn của nước biển không hề có sự giống nhau trên khắp Trái Đất, ở các vùng cực đã được băng tan hòa bão nên nước biển đã loãng nên ở đó không mặn bằng các nơi khác. Còn biển nằm ở vùng nhiệt đới quanh xích đạo sẽ mặn hơn vì nơi này có nhiệt độ cao, tăng thường xuyên sẽ khiến lượng nước bốc hơi lớn hơn lượng nước mưa trút xuống.

    

Tại sao nước biển lại mặn?

2. Nguồn gốc muối trong nước biển

     Phần trên chúng ta đã biết tại sao nước biển lại mặn rồi. Phần này chúng cùn tìm hiểu xem nguồn gốc muối trong biển có từ đâu nhé!

2.1 Muối trong nước biển có nguồn gốc từ nước bốc hơi do nhiệt độ cao

     Do nhiệt độ từ mặt trời tỏa ra rất lớn làm cho bề mặt nước biển dẫn đến bốc hơi. Khi đó, các khoáng chất hòa tan không bay hơi, muối dần dần được cô đặc lại, còn lại mỗi lượng muối. Lâu dần, hàm lượng muối ngày càng nhiều hơn làm cho nước biển ngày càng mặn.

     Nước biển ở gần xích đạo sẽ ít mặn hơn so với vùng nhiệt đới là do lượng mưa lớn hơn đã pha loãng lượng muối có trong nước biển. Đồng thời, nhiệt độ nóng và không khí không chuyển động khiến cho hơi nước làm bão hòa bầu khí quyển bên trên, từ đó làm hạn chế nước bốc hơi.

2.2 Muối trong biển có nguồn gốc từ các lớp đất xói mòn

      Lượng muối xuất hiện từ các lớp đất xói mòn hoặc từ các dòng nham thạch chảy ra từ các con sông. Trên thực tế, phần lớn lượng muối của các đại dương thường có nguồn gốc từ đất liền. Khi có nước mưa rơi xuống, muối và các khoáng chất có trong đá, đất khô sẽ được hòa tan và chảy ra các con sông.

     Nước sông sẽ mang theo các khoáng chất hòa được hòa tan xuống hạ lưu những con sông dưới dạng dung dịch. Tuy rằng, lượng muối khá là ít nhưng tích tụ dần dần qua ngày và đổ ra các cửa biển dẫn ra đại dương. Như vậy, lượng muối tăng hàng năm từ các con sông sẽ bằng với lượng muối được tích tụ dưới đáy biển.

     Ngoài ra, hàm lượng muối trong nước biển cũng một phần đến từ lũ lụt. Khi có trận mưa lớn tại các khu vực quanh bờ biển sẽ đổ dồn về đại dương. Dòng nước này chảy trên bề mặt và hòa tan các muối khoáng chất thành dung dịch và đổ ra biển. Sau khi bốc hơi, nước sẽ để lại muối ở bên dưới.

2.3 Muối trong biển có nguồn gốc từ việc núi lửa hoạt động.

     Núi lửa hoạt động sẽ phun trào ở cả trên đất liền và dưới đại dương đều dẫn theo khoáng chất chứa muối vào nước biển. Lượng muối khác thất thoát từ các dòng dung nham phun từ miệng núi lửa nằm sâu dưới các lớp sóng.

     Các lớp magma xuất phát từ các núi lửa dưới đáy đại dương ngoi lên làm nóng tầng nước biển tại khu vực này. Các loại đất đá, dung nham từ hoạt động phun trào của núi lửa lắng đọng dưới đáy biển rồi bị hòa tan. Các rặng đại dương có các lỗ thông thủy nhiệt có nhiệt độ rất nóng làm tan chảy các tảng đá nằm trong lớp vỏ đại dương chứa nhiều muối và khoáng chất. Từ đó, lượng lớn muối được hòa vào các đại dương hàng năm làm cho các đại dương ngày càng mặn hơn so với hồi đầu.

Tại sao nước biển lại mặn?

2.4 Muối được sinh ra từ đá, các lớp trầm tích dưới đáy biển

     Lượng muối sinh ra từ đá, từ các lớp trầm tích ở tận sâu dưới đáy biển đây chính là nguyên nhân mà khiến cho muối xuất hiện nhiều ở nước biển. Khi có nước mưa rơi xuống hòa tan các khoáng chất, muối từ đá cuốn chúng chảy ra sông. Lượng muối tích tụ ở những con sông lớn bé lâu ngày sẽ theo nguồn dòng chảy được đưa tới các đại dương qua các cửa biến và theo thời gian lượng muối cứ lắng đọng dần làm cho nước biển mặn.

Tại sao nước biển lại mặn?

3. Độ mặn của nước biển có sự thay đổi
     Theo sự nghiên cứu, độ mặn hay nồng độ của một số thành phần trong nước biển như các chất bao gồm Magie, NaCl, Natri thì độ mặn của nước biển có sự thay đổi là theo nồng độ của các khoáng chất.

     Sự biến thiên của nước biển phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: mức độ bằng tan, mức độ bay hơi hay lượng nước chảy ra biển, lượng mưa, … là những yếu tố quan trọng.

     Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi: tại sao nước biển lại mặn? Hi vọng bài viết sẽ la thông tin hữu ích cho các bạn đọc. Muốn biết thêm thông tin liên quan hay cập nhật những thông tin mới nhất các bạn có thể liên hệ với chúng tôi.

Liên hệ : 1900299200

Bài viết tham khảo:

Tại Sao Khi Buồn Ngủ Lại Ngáp? Nguyên Nhân Dẫn Đến Hiện Tượng Ngáp Ngủ

Tổng đài Bảo Kim