Tại sao khi buồn ngủ lại ngáp? Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ngáp ngủ

Rate this post

Tại sao khi buồn ngủ lại ngáp? Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ngáp ngủ

     Ngáp là một phản xạ tự nhiên không chủ ý của cơ thể thường xảy ra trước hoặc sau khi chúng ta ngủ. Chúng ta thường ngáp khi buồn ngủ, mệt mỏi và có khi còn không bất kỳ lý do nào cả. Đây là hành động quá quen thuộc nhưng bạn có biết tại sao khi buồn ngủ lại ngáp? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

1. Tại sao khi buồn ngủ lại ngáp?

     Tại sao khi buồn ngủ lại ngáp? Thường thì khi chúng ta buồn ngủ là lúc cơ thể rất mệt mỏi và lượng khí cacbonic sẽ tăng lên. Nên việc ngáp sẽ giúp cơ thể mình hít được nhiều khí oxy hơn cũng như là sẽ bào thải khí cacbonnic ra ngoài cơ thể giúp bản thân bớt mệt mỏi.

Tại sao khi buồn ngủ lại ngáp?

2. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ngáp ngủ

     Phần trên ta đã biết nguyên ngân tại sao khi buồn ngủ lại ngáp? phàn này chúng ta tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ngáp ngủ nhé.

2.1 Thay đổi về mặt trạng thái, cảm xúc

     Khi cơ thể bạn đang thay đổi về trạng thái nhận thức thì ngáp ngủ có thể được coi là dấu hiệu để thông báo. Ngoài ra, khi bạn làm một công việc nhàm chán trong một khoảng thời gian dài thì ngáp ngủ sẽ xuất hiện thường xuyên . Não bộ sẽ dần mất đi hứng thú làm việc và sẽ khiến bạn cảm thấy chán. Não của chúng ta sẽ được dịu mát, cải thiện hiệu quả tỉnh táo của cơ thể sau khi ngáp làm cho nhịp tim tăng cao trong khoảng từ 7 đến 10 giây. 

2.2 Ngáp ngủ là cho thấy não đang thiếu Oxy

     Khi nồng độ ô xy trong não đang bị suy giảm và mức carbonic trong cơ thể tăng lên. Vào lúc này, ngáp ngủ có có vai trò như việc thông báo thể trạng và còn giúp hít một lượng lớn oxy vào phổi và máu. Điều này còn nhằm kích thích tim đập nhanh hơn, tăng tuần hoàn máu lên não, đưa O2 về não nhanh chóng.

2.3 Ngáp ngủ bởi tác động lây truyền

     Khoa học chỉ ra, tế bào thần kinh có khả năng tiếp nhận hình ảnh và phản chiếu hình ảnh đó. Như vậy sẽ vô tình khiến cơ thể bắt chước theo hành động của người khác. Khi chúng ta nhìn thấy bất kì người nào đó đang ngáp, tế bào thần kinh phản chiếu trong não khiến bản thân tự động ngáp theo.

2.4 Hiện tượng ngáp còn do chứng rối loạn giấc ngủ

     Biểu hiện của tình trạng rối loạn giấc ngủ là việc ngáp ngủ liên tục trong ngày. Nguyên nhân là do cơ thể chúng ta không được nghỉ ngơi đúng cách. Bị mất ngủ, ngủ không đủ thời gian, thiếu ngủ hay giấc ngủ bị chập chờn dẫn đến hiện tượng ngáp liên tục trong ngày khiến cơ thể mệt mỏi.

2.5 Ngáp liên tục trong ngày, dấu hiệu của bệnh lý

     Ngáp ngủ là một hiện tượng bình thường của cơ thể, nhưng nếu tình trạng này diễn ra liên tục trong ngày, thì đây có thể là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm. Đặc biệt có một số triệu chứng hoặc hiện tượng diễn ra khi ngáp ngủ như: khó thở, nhịp tim tăng cao, đau đầu,…

     Ngoài ra, khi tập thể dục, nhất là trong những ngày nắng nóng với một số người có hiện tượng ngáp liên tục. Những người này khả năng có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như đau tim, nhồi máu cơ tim, … Thậm chí, ngáp liên tục xuất hiện cùng những biểu hiện như tê cứng cơ mặt, mắt lờ đờ, cơ hàm cứng, khó nói chuyện là dấu hiệu của đột quỵ.

Tại sao khi buồn ngủ lại ngáp?

3. Cách ngăn chặn tình trạng ngáp ngủ

3.1 Vận động

     Khi lặp lại một công việc trong nhiều ngày có thể được đánh bại bằng cách vận động cơ thể với cường độ vừa phải thì ngáp ngủ xuất hiện bởi nguyên nhân chán nản. Bạn có thể di chuyển đến một vị trí khác, địa điểm khác để đánh thức các giác quan khi tìm thấy không gian mới mẻ. Bạn cũng có thể ngưng làm việc giữa giờ, khoảng 15 phút để tập một số bài vận động nhẹ nhàng, khi hoạt động sẽ khiến cho cơ thể nóng lên, tinh thần sẽ phấn chấn hơn.

3.2 Hít thở sâu, tái tạo lại nguồn năng lượng cho cơ thể

     Não bị thiếu ô xy là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng ngáp ngủ. Vì thế bạn hãy hít thở thật sâu bằng mũi vài lần liên tiếp và từ từ thở ra để tái tạo nguồn năng lượng cho cơ thể. Với cách này sẽ giúp cung cấp thêm một lượng oxy mới đầy cho não. Động tác hít thở sâu này có thể lặp đi lặp lại vài lần cho đến khi bản thân cảm thấy tỉnh táo hơn trở lại. 

3.3 Hạ thấp nhiệt độ của cơ thể hơn bình thường

     Với mục đích “làm mát” não bộ nên những cơn ngáp ngủ có thể được hình thành. Do đó, chúng ta có thể hạ nhiệt độ cơ thể bằng cách chườm túi lạnh vào cổ, mắt hoặc uống một ngụm nước lạnh. Hoặc chúng ta sẽ nhanh chóng tỉnh táo hơn bằng việc rửa mặt với nước lạnh. Một trong những cách hiệu quả giúp ngăn chặn lại cơn ngáp ngủ một cách hiệu quả là làm mát thân nhiệt cơ thể.

3.4 Tạo cho bản thân giấc ngủ ngon và chất lượng

     Biểu hiện đầu tiên phản ánh giấc ngủ trước đó của bạn có chất lượng hay không là ngáp ngủ.  Vì thế, phải xây dựng cho bản thân một thói quen ngủ và không gian ngủ với chăn ga gối nệm êm ái. Không chỉ giúp bạn tránh xa hiện tượng ngáp vặt mà còn ngăn chặn những nguy cơ mắc bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

     Trên đây là nội dung tại sao khi buồn ngủ lại ngáp? Hi vọng bài viết sẽ là những thông tin hữu ích cho các bạn đọc. Muốn biết thêm thông tin liên quan hay cập nhật thông tin mới nhất có thể liên hệ với chúng tôi.

Liên hệ : 1900299200

Bài viết tham khảo:

Ăn Gì Sau Khi Tập Thể Thao Để Không Bị Tăng Cân? Nhiều Người Chưa Biết

Tổng đài Momo