Tìm hiểu cây thủy sinh là gì? Tác dụng của cây thủy sinh

Tổng đài hỗ trợ khách hàng

Cây thủy sinh? Tác dụng của cây thủy sinh: như một hệ thống lọc nước, cung cấp oxy cho bể nuôi cá, loại bỏ rêu tảo. Một số lưu ý khi trồng cây thủy sinh.

Cây thủy sinh là gì? Tác dụng của cây thủy sinh      Cây thủy sinh ngày càng phổ biến với những người yêu thích cây cảnh. Nhưng cũng có nhiều người khi nhắc đến cây thủy sinh thì họ vẫn không biết gì? Bài viết này chúng ta cùng nhau tìm hiểu về cây thủy sinh, tác dụng của cây thủy sinh nhé!

1. Cây thủy sinh là gì?

     Cây thủy sinh là loài cây được trồng dưới nước mặn hay nước ngọt, tùy vào loại cây. Loài cây này có khả năng sinh trưởng và phát triển trong môi trường đất ẩm và ngập nước như vậy. Cây thủy sinh có thể sống hoàn toàn trong nước như các loài tảo biển. Hoặc nó sống một phần trong nước hay sống trong môi trường bùn lầy như hoa sen, hoa súng.      Ưu điểm nổi trội của cây thuỷ sinh được xem như nhân tố quan trọng trong quá trình cải thiện chất lượng nước và hạn chế sự sinh sôi của rong rêu. Vì nó có khả năng hấp thụ khí amoniac trong nước, sau đó nhả khí CO2 và oxy để nuôi dưỡng bể thủy sinh. Nhiều người đã cho rằng, cây thủy sinh là một “cỗ máy” làm việc không biết mệt mỏi. Nó giúp mang lại môi trường sống xanh cho tất cả mọi người.  

Cây thủy sinh? Tác dụng của cây thủy sinh

2.Tác dụng của cây thủy sinh

2.1 Loại cây trồng trong bể cá

2.1.1 Cây thủy sinh như một hệ thống lọc nước

     Các loài thủy sinh như một hệ thống lọc nước, nó có thể hấp thụ và loại bỏ các chất thải do các sinh vật trong nước, thức ăn thừa, vật liệu phân hủy và các các kim loại nặng tạo ra. Cách lọc của loài thủy sinh hoàn toàn khác với các bộ lọc khác. Nếu các bộ lọc cơ học càng lâu sẽ càng mất hiệu quả thì thực vật thủy sinh sẽ ngày càng phát triển và lọc liên tục, làm chất lượng nước bể cá tốt hơn nhiều.      Không những thế mà những loại cây này còn giúp bổ sung một khoảng trống ở bề mặt, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có lợi phát triển, cung cấp thêm lọc sinh học cho bể cá cảnh.

2.1.2  Cây thủy sinh cung cấp oxy cho bể nuôi cá

     Nên trồng các loài cây thủy sinh trong bể cá thay cho việc đặt viên sục khí và máy thổi khí. loài cây này là loại vừa cung cấp đủ lượng oxy, vừa hấp thu lượng carbon dioxide (CO2) mà cá thải ra.      Cây thủy sinh ở trong bể cá cũng giống như những loại thực vật khác. Khi có ánh sáng, cây thủy sinh sẽ hấp thụ CO2 thì thải khí O2 hòa tan trong môi trường nước. Từ đó nó góp phần giúp cá trong bể sinh trưởng và phát triển tốt. Mặc dù khi không có ánh sáng thì thủy sinh trong bể cũng có thể hấp thu O2 để thải CO2. Tuy nhiên, trên thực tế thì lượng CO2 do cây ra là rất ít và không hề gây ảnh hưởng tiêu cực đến cá.

2.1.3 Cây thủy sinh loại bỏ rêu tảo

     Rêu tảo phát triển là vấn đề rất phổ biến ở trong bể cá cảnh và rất khó khăn để đối phó với chúng nếu không có cây thủy sinh. Rêu tảo phát triển nguyên nhân là do các chất dinh dưỡng dư thừa và ánh sáng trong bể cá cảnh. Để chống lại sự phát triển rêu tảo thì cây thủy sinh có thể được sử dụng để cạnh tranh chất dinh dưỡng với chúng.      Tác dụng của cây thủy sinh trong bể cảnh là hấp thụ chất dinh dưỡng quan trọng trong môi trường bể cảnh như: Sắt, nitrat, kali… Từ đó, rêu tảo xấu trong bể không có điều kiện để phát triển nữa. Nhờ vậy mà người nuôi cũng sẽ ít tốn thời gian và công sức để dọn dẹp bể cá hơn.

2.1.4 Cây thủy sinh là nơi trú ngụ của cá

     Cây thủy sinh là nơi trú ngụ của cá, nếu ai đã nuôi cá lâu năm thì sẽ biết về tình trạng tranh giành lãnh thổ của cá, chúng có thể cắn vây của nhau. Nên nuôi loại cây này trong bể sẽ tạo ra nhiều nơi trụ ngú, ẩn nấp cho cá. Có một số loài cá còn sinh sản, đẻ trứng trên lá cây, vì thế mà số lượng cá ngày càng tăng lên. Ngoài ra, nó cũng làm cho bể cá thêm sinh động, đẹp mắt hơn rất nhiều.  

Cây thủy sinh? Tác dụng của cây thủy sinh

2.2 Loại cây để bàn

     - Cây thủy sinh có tác dụng trang trí không gian nhà, văn phòng, bàn làm việc, ... mang lại cảm giác tươi mát, dễ chịu, tăng cảm hứng làm việc, giảm stress.      - Một số loại cây ngoài trang trí, mang đến may mắn, tài lộc cho người sở hữu, nó còn có tác dụng lọc không khí, chất độc, bức xạ rất tốt.       - Tiết kiệm không gian, diện tích cho phòng hay nhà vì nhỏ gọn, không quá lớn. 3. Một số lưu ý khi trồng cây thủy sinh      Khi trồng cây thủy sinh trong hồ cá thì cần để cát và sỏi bao quanh dưới đáy bể để rễ cây có thể hấp thụ được các chất dinh dưỡng và phát triển nhanh. Và phải để một khoảng trống ở phần giữa gốc và lá cây để tránh tình trạng lá bị ngập úng, hư hỏng. Những cây chỉ có thân với lá mà không có rễ thì khi trồng phải cắt hết phần lá ở gốc và cắm thân xuống đáy bể, chúng sẽ mọc thành rễ để nuôi cây.      Nếu trồng cây để bàn thì chỉ cần bạn thay nước cho cây khoảng 1 – 2 tuần/ lần là đủ. Khi thấy rễ cây bị hư thối, phải thay ngay nước cho cây và cắt bỏ phần rễ đã hư đi, rửa rễ nhẹ nhàng không chà xát làm đứt rễ. Nêú có lá héo, vàng úa, sâu hay bj sâu thì phải cắt bỏ để cây có thể sinh trưởng tốt hơn.      Trên đây là nội dung về cây thủy sinh, tác dụng của cây thủy sinh. Hi vọng bài viết chúng tôi chia sẻ sẽ hữu ích với bạn đọc. Để biết thêm thông tin liên quan và cập nhật thông tin mới nhất hãy nhớ liên lạc với chúng tôi nhé.  Liên hệ : 1900299200 Bài viết tham khảo: Vận Tốc Ánh Sáng Là Gì? Tốc Độ Ánh Sáng Là Bao Nhiêu? Tổng đài Asanzo

Hình ảnh

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178