Tìm hiểu cha đẻ của tàu hỏa là ai?

Tổng đài hỗ trợ khách hàng

Cha đẻ của tàu hỏa là ai? Tàu hỏa là gì? Tại sao xung quanh đường ray lại được rải đá? Tàu hỏa là một hình thức vận tải đường sắt

Tìm hiểu cha đẻ của tàu hỏa là ai?

     Hiện nay tàu hỏa là phương tiện giao thông rất quen thuộc với chúng ta. Vậy có ai đặt ra câu hỏi: để có phương tiện này thì ai là cha đẻ của nó không? Bài viết này chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu cha đẻ của tàu hỏa là ai nhé!

1. Tàu hỏa là gì?

     Trước khi đi tìm hiểu cha đẻ của tàu hỏa là ai? Thì chúng ta tìm hiểu xem tàu hỏa là gì nhé.      Tàu hỏa là hình thức vận tải của đường sắt gồm một loạt các phương tiện được kết nối với nhau thường chạy dọc theo đường để vận chuyển hành khách hay hàng hóa. Một con tàu có thể lắp một hoặc nhiều số đầu tàu và các toa, trong đó có thể là toa hành khách và toa hàng. Có những con tàu lắp đặt 2 đầu máy ở 2 đầu tàu, gọi là tàu hai đầu kéo. Tàu hỏa có thể đuôi tàu chạy trước, đầu máy chạy sau.

Cha đẻ của tàu hỏa là ai?

2. Cha đẻ của tàu hỏa là ai?

     Cha đẻ của tàu hỏa là ai? Cha đẻ của tàu hỏa có tên là Goerge Stephenson sinh ngày 9/6/1781 tại Northumberland nước Anh trong một gia đình công nhân mỏ. Nhà nghèo, Stephenson không được đi học, ông phải đi chăn bò, nhặt than để phụ giúp gia đình. Tuy vậy, ông Stephenson sớm bộc lộ niềm đam mê với các loại máy móc, từ chiếc xe chở than đến các loại máy bơm nước tại mỏ than nơi bố ông làm việc.     Bước vào tuổi 14, Stephenson đã trở thành thợ bảo dưỡng máy móc tại mỏ than. Trong quá trình làm thợ bảo dưỡng, cùng với việc chăm chỉ học hỏi, quan sát các chú bác tu sửa máy móc, Stephenson dần dần quen thuộc với cấu tạo cũng như cách xử lý những sự cố thường xảy ra của các loại máy. Những lúc có thời gian, Stephenson miệt mài dùng đất sét nặn ra các mô hình máy và tiến hành nghiên cứu. Ở mỏ than có máy móc nào thì ở nhà Stephenson có mô hình máy móc đó. Sau đó ông đã trở thành thợ máy hơi nước của mỏ than.      Vào năm 1814, ông đã cho ra đời đầu máy đầu tiên mang tên "Blücher". Trải qua nhiều lần thử nghiệm, thì Stephenson cũng tìm ra cách giảm được sự chấn động của đầu máy, toa xe và tiếng ồn. Ông rất thông minh vì bố trí bộ phận lò xo giữa đầu máy và toa tàu. Để khói không tỏa ra xung quanh đoàn xe lửa ông đã lắp thêm một ống xả khói ở phía trên đầu máy. Chính vì thế mà tốc độ đầu máy xe lửa cũng tăng lên đáng kể. Và đầu máy xe lửa kiểu mới mang tên “Locomotion” đã ra đời, có nhiều tính năng khiến Stephenson và các cộng sự thấy hài lòng.     Vào năm 1821, ông bắt đầu thiết kế xây dựng đường ray xe lửa đầu tiên, nối hai thị xã Stockton và Darlington dài 32km. Ngày 27-9-1825, tuyến đường sắt này đã được thông xe lửa. Vào thời điểm đó, mọi người còn chưa 1 lần thấy xe lửa, nên ai cũng muốn đến xem nó có hình dáng như thế nào, nên lễ thông xe đông nghịt người ở nhà ga và hai bên đường sắt. Đầu máy mang tên "Locomotion" kéo theo 22 toa hàngvà 6 toa chở đầy các vị khách tham gia lễ thông xe.     Vào năm 1830, Stephenson cùng con trai đã tiếp tục thành công trong việc chế tạo đầu máy hơi nước có tốc độ lớn đầu tiên mang tên “Rocket”. Chiếc đầu máy này đã chiến thắng trong cuộc thi các đầu máy ở Rainhill, đầu máy chở được lượng khách 36 người, với tốc độ 48km/giờ.      Cũng trong năm 1830, Stephenson tiếp tục xây dựng tuyến đường xe lửa thứ hai, dài 48 km nối thành phố Liverpool với thành phố Manchester. Stephenson còn đề nghị tất cả đường ray của quốc gia phải theo cùng một tiêu chuẩn và kích tấc này là 1.44 mét tương đương với chiều dài của trục xe ngựa thời đó.      Thành công của Stephenson đã đem xe lửa vượt ra ngoài nước Anh. Vào ngày 1/10/1828, con đường sắt đầu tiên tại nước Pháp cũng đã được lập nên. Và vào ngày 7-12-1835 nước Đức cũng lập con đường sắt đầu tiên. Từ đó đến nay, đường sắt dần dần trở thành một phương tiện giao thông phát triển trên toàn cầu. Stephenson là người đã giúp mở ra một trang huy hoàng của lịch sử văn minh loài người. Ông xứng đáng được tôn vinh là "ông tổ" của tàu hỏa và đường sắt. Ngày 12/8/1848, cha đẻ của tàu hỏa Stephenson đã qua đời. Tìm hiểu cha đẻ của tàu hỏa là ai?

3. Tại sao xung quanh đường ray lại được rải đá?

     Tại sao xung quanh đường ray lại được rải đá? Đường ray của tàu hỏa sẽ có 2 ray chính đặt song song với nhau từ ga này sang ga kia và những thanh ngang được gọi là thanh tà vẹt đặt giữa 2 đường ray chính vuông góc với nhau. Những viên đá xung quanh đường ray là đá ba lát, nó được phân bổ đều theo dọc đường ray và tạo thành lớp nền hỗ trợ tà vẹt và 2 đường ray chính.      Không phải loại đá nào cũng dùng để dằn đường ray được, loại đá ba lát này có bề mặt nhám và sắc bén. Mục đích chính của việc rải đá là để tạo sự thẳng hàng cho việc lắp ráp đường ray và ngăn để nước không chạm vào đường ray một cách thường xuyên, như vậy thì những viên đá nhẵn mặt sẽ không làm được.      Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi: Cha đẻ của tàu hỏa là ai? Hi vọng bài viết sẽ cho bạn đọc thêm kiến thức về cha đẻ của tàu hỏa là ai? Muốn bạn muốn thêm thông tin liên quan hay cập cập các thông tin mới nhất nhớ liên hệ với chúng tôi. Liên hệ : 1900299200 Bài viết tham khảo: Tệ Nạn Xã Hội Là Gì? Nguyên Nhân Dẫn Đến Tệ Nạn Xã Hội Tổng đài Giao Hàng Nhanh

Hình ảnh

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178