Tìm hiểu tiểu sử Hai Bà Trưng - 2 nữ tướng huyền thoại của dân tộc

Tổng đài hỗ trợ khách hàng

Tiểu sử Hai Bà Trưng, Cuộc khởi của nghĩa Hai Bà Trưng, Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa hai Bà Trưng, Nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp

Tìm hiểu tiểu sử Hai Bà Trưng - 2 nữ tướng huyền thoại của dân tộc

Bà Trưng quê ở Châu Phong

 Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên

Chị em nặng một lời nguyền

Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân      Tiểu sử Hai Bà Trưng. Từ lâu đoạn kể về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng trong Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca đã trở nên quen thuộc với người dân nước ta. Nó nhắc nhở thế hệ mai sau nhớ về chiến tích anh hùng đầu tiên khởi nghĩa chống lại nhà Hán. Bài viết này chúng ta cùng nhau tìm hiểu về tiểu sử Hai Bà Trưng Nhé!

1. Tiểu sử Hai Bà Trưng

     Tiểu sử Hai Bà Trưng. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Trưng Trắc và Trưng Nhị là hai chị em sinh đôi, con gái của Lạc tướng huyện Mê Linh (người đứng đầu bộ lạc huyện Mê Linh, thuộc tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay). Mẹ là cháu ngoại Hùng Vương.      Hai Bà Trưng mồ côi cha sớm nhưng được mẹ quan tâm nuôi nấng, dạy cho nghề trồng dâu, nuôi tằm, dạy con lòng yêu nước, rèn luyện sức khoẻ, rèn luyện võ nghệ.      Thời đó, nhà Hán đô hộ nước ta đã cử Tô Định làm thái thú Giao Chỉ. Tô Định vốn nổi tiếng tham lam, tàn bạo, gây nên bao nỗi uất trong nhân dân. Hành trình về thời đại Hùng Vương dựng nước của Lê Văn Hảo ghi lại năm đó Hai Bà Trưng khoảng 17,18 tuổi. Một hôm hai chị em đang luyện võ bỗng nghe tiếng la hét ở ngoài. Trưng Nhị chạy ra xem thì biết Tô Định sai thuộc hạ Ngụy Húc bắt dân cống nạp sản vật quý hiếm. Vì mất mùa đói kém, dân không có gì để cống nạp nên hắn sai lính đánh đập dã man. Trưng Nhị thấy vậy lòng đau xót, vội chạy về báo lại với chị.      Trưng Trắc bảo em: "Trước cảnh nước mất nhà tan, giặc Hán đã gây ra bao nỗi đau thương, tang tóc cho dân ta. Chị chỉ muốn đập tan ngay mọi nỗi bất bằng, diệt hêt loài giặc Hán để cứu lấy muôn dân ra khỏi cảnh lầm than chứ không thể ngồi yên chốn phòng the được”. Nghe chị nói, Trưng Nhị cũng có ý chí cứu giống nòi, mang lại cuộc sống sung sướng cho người dân. Nói xong, hai chị em cùng đến chỗ tên tay sai Ngụy Húc, hắn thấy hai chị em xinh đẹp thì buông lời giễu cợt. Trưng Nhị căm phẫn, rút mũi tiêu đeo bên mình lao về phía hắn. Ngụy Húc sợ tái mặt, vội cầu xin tha mạng. Trưng Trắc can em, bắt tên Ngụy Húc và cảnh cáo Tô Định nếu còn gây tội ác sẽ bị trừng trị.      Tuy nhiên, Tô Định không hề bớt tàn bạo mà còn ra lệnh chém đầu Húc để hả cơn giận rồi sai Tích Lâm mang quân đến Phong Châu, bắt dân chúng nộp đủ lễ vật và bắt Hai Bà Trưng về Luy Lâu để trừng phạt. Tích Lâm cũng rất sợ uy thế hai bà nhưng vẫn đánh đập, giết chết dân chúng để giương oai. Một số người liều mình cố gắng chạy thoát, để đến báo với chị em Trưng Trắc. Nghe tin, Hai bà sùng sục nóng giận, nai nịt gọn gàng, cùng tùy tùng đến thẳng chỗ Tích Lâm, chém đầu gã, đền tội cho dân chúng. Từ ngày đó, Hai Bà Trưng được mọi người kính trọng, danh tiếng lan xa đến vùng Chu Diên. Thi Sách là con trai lạc tướng Chu Diên, cũng là người kiên cường và giàu lòng yêu nước. Nghe tiếng hai chị em, chàng đã tìm đến Mê Linh tìm gặp.      Hai Bà Trưng vốn biết vài điều về Thi Sách nên đón tiếp niềm nở, mời chàng đến dự cuộc săn hổ. Khi đến gần chỗ sào huyệt thú dữ, Thi Sách xông vào đánh nhau với hổc. Trong lúc con hổ mải vờn nhau với chàng, Trưng Trắc nhanh tay bắn một mũi tên xuyên qua một mắt hổ. Thấy nó yếu sức, Thi Sách lập tức bồi thêm hai mũi dao vào chỗ hiểm. Trưng Trắc chạy tới gần thú dữ, bà đã kín đáo rút mũi tên của mình, nhường chiến công lại cho chàng trai trẻ. Tin Thi Sách giết được hổ dữ giúp uy tín của chàng càng tăng cao, tiếng tăm thêm lừng lẫy. Đến đây chúng ta đã biết về tiểu sử Hai Bà Trưng, tiếp theo ta cùng xem nội dung cuộc khởi nghĩa nhé.  

Tiểu sử Hai Bà trưng

2. Cuộc khởi của nghĩa Hai Bà Trưng

     Cùng chung chí hướng chống giặc Hán, Thi Sách vàTrưng Trắc đã kết hôn. Cuộc hôn nhân này tập hợp các thế lực hai miền đất nước, gia tăng sức mạnh chống ách đô hộ. Hai vợ chồng chung sống với nhau được vài năm thì Thi sách bị viên thái thú Tô Định chém đầu. Vì lý do 2 gia đình lạc tướng kết thành thông gia đã trở thành lực lượng hùng mạnh, nhà hán khó bề thống trị      Không chần chừ trước tình thế Trưng Trắc cùng em gái Trưng Nhị quyết tâm tiến hành cuộc khởi nghĩa đánh đổ chính quyền đô hộ, rửa nợ nước trả thù nhà, dựng lại cơ nghiệp xưa cho các Vua Hùng. Vào tháng 3 năm 40 (theo Dương lịch), Hai bà Trưng lập lời thề, phất cờ khởi nghĩa ở Mê Linh.      Lời thề trước khi xuất trận của Trưng Trắc : “Một xin rửa sạch nước thù; hai xin nối lại nghiệp xưa họ Hùng; ba kẻo oan ức lòng chồng; bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này”      Nghe được tin Hai Bà Trưng là dòng dõi của vua hùng dựng cơ nghiệp. Lập tức nghĩa quân được sự hưởng ứng nhiệt tình của các lạc tướng và người dân quận Giao Chỉ, Mê Linh trở thành nơi tụ nghĩa quân của cả nước.      Hai Bà Trưng đã đánh phá đô uý trị của nhà Hán ở Mê Linh và sau đó kéo quân từ Mê Linh xuống Tây Vu đánh chiếm Cổ Loa. Từ Cổ Loa, quân của Hai Bà vượt sông Hoàng, sông Đuống đánh chiếm Luy Lâu là thủ phủ của chính quyền Đông Hán ở Giao Chỉ.      Bọn quan lại nhà Hán hoảng sợ chúng bỏ của cải, nhà cửa để tháo chạy mà không dám chống cự.Thái thú Tô Định đã phải cắt tóc cạo râu, cải trang làm gái để lẻn trốn về nước.      Vỏn vẹn trong vòng hai tháng, các quận huyện đã sạch bóng quân xâm lược. Mùa hè năm Canh tý Trưng Trắc được tướng sĩ tôn lên làm vua, hiệu là Trưng Nữ Vương, đóng đô ở quê nhà Mê Linh. Trưng Nhị đã được phong là Bình khôi Công chúa. Các tướng sĩ đều được phong thưởng chức tước, tiền bạc, ruộng đất. Nếp sống cũ của người Việt dần được khôi phục, ai cũng vui mừng khôn xiết. 2 năm liền cả nước được miễn đóng thuế, nông dân lấy lại ruộng đất, nhà nhà được sống trong cảnh thái bình.      Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thắng lợi rực rỡ đã tô thắm những trang sử vàng của đất nước. Hai Bà Trưng đã trở thành biểu tượng của lòng yêu nước, ý chí kiên cường, bất khuất của dân tộc ta. Người dân tôn kính 2 nữ anh hùng đầu tiên của dân tộc can đảm đứng lên chống lại sự xâm lược của quân giặc, nên đã lập miếu để thờ phụng 2 bà cùng các tướng lĩnh. Tiểu sử Hai Bà Trưng

3. Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nhĩa hai Bà Trưng

- Nguyên nhân trực tiếp      Do chế độ cai trị của chính quyền nhà Hán ở phương Bắc quá hà khắc. Do sự áp bức, bóc lột, tàn bào của nhà Hán chèn ép nhân dân đã khiến người dân lâm vào cảnh sống lầm than. Chính vì điều này đã dẫn đến sự mâu thuẫn giữa người dân, các quan viên người Việt với chế độ thống trị của nhà Hán ngày càng gay gắt hơn. - Nguyên nhân gián tiếp
     Do Thi Sách chồng của Trưng Trắc bị quan thái thú Tô Định giết để cảnh cáo ý định chống đối của các thủ lĩnh dân ta nhưng chính vì sự cảnh cáo này đã làm lòng căm thù của 2 Bà Trưng và nhân dân trỗi dậy nên đã dựng cờ khởi nghĩa giành lại quyền tự chủ.
     Trên đây là nội dung chúng tôi trình bày về tiểu sử Hai Bà Trưng. Hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ tiểu sử Hai Bà Trưng. Để biết thêm thông tin liên quan hay cập nhật những thông tin mới nhất có thể liên hệ với chúng tôi. Liên hệ : 1900299200 Bài viết tham khảo: Tìm Hiểu Ăn Dưa Leo Có Tác Dụng Gì? Lợi Ích Của Việc Ăn Dưa Leo Tổng đài Karofi

Hình ảnh

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178