Ăn đồ ăn hết hạn có sao không? Cách xử lý khi ăn đồ ăn hết hạn

Rate this post

                                       Ăn đồ ăn hết hạn có sao không?

      Có một yếu tố cực kỳ quan trọng khi sử dụng thực phẩm mà nhiều người thường bỏ qua đó chính là hạn sử dụng. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề ăn đồ ăn hết hạn có sao không?

1. Ăn đồ ăn hết hạn có sao không?

     Như mọi người đã biết, đồ ăn sẽ mang lại giá trị dinh dưỡng tốt nhất nếu được sử dụng trước khi hết hạn. Nhưng nếu như ăn phải thực phẩm đã hết hạn chúng ta sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về đường ruột, rối loạn tiêu hóa hay có thể là ngộ độc thực phẩm. Một số triệu chứng thường gặp như tiêu chảy, buồn nôn, chóng mặt, sốt cao… Nếu nặng có thể dẫn đến tử vong. Ngoài ra, nếu chúng ta ăn đồ ăn hết hạn lâu ngày có thể tích tụ bệnh tật, là nguyên nhân chính gây nên bệnh ung thư.

1.1. Nguy cơ nhiễm các bệnh về đường ruột

     Nhiều loại hoa quả tươi như dâu tây, việt quất…là những thực phẩm giàu chất xơ và chất chống oxy hóa, nhưng chúng cũng có thể mang ký sinh trùng Cyclospora là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, nôn mửa, đầy hơi, và các triệu chứng giống như cúm nếu các loại quả này hết hạn.

     Ngoài ra, các loại rau mầm hết hạn cũng là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn E.coli phát triển và gây ra tình trạng tiêu chảy cấp. Triệu chứng lâm sàng của bệnh bao gồm: đau bụng đi ngoài, phân có máu từ mức độ ít đến nhiều, kèm theo có thể có sốt hoặc nôn. Bệnh kéo dài trong khoảng 10 ngày.

     Vì vậy, nên rửa kỹ rau trước khi ăn và không ăn sau ngày hết hạn hoặc khi chúng bắt đầu có hiện tượng nhớt, lá úa vàng.

     Một vi khuẩn nữa cũng phát triển trong điều kiện thực phẩm hư hỏng đó là vi khuẩn salmonella. Nguồn thức ăn có nguy cơ nhiễm vi khuẩn salmonella: Trứng, thịt, cá, sữa…

     Khi ăn phải thực phẩm nhiễm khuẩn salmonella với số lượng nhiều, nó sẽ gây nhiễm trùng được ruột (phổ biến và nguy hiểm nhất), từ đó xâm nhập vào trong cơ thể. Thường 6 giờ sau khi ăn phải thực phẩm nhiễm khuẩn này, người bệnh sẽ có biểu hiện nôn, tiêu chảy, đặc biệt là sốt cao. Trong một số trường hợp, vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng máu, tấn công các cơ quan khác trong cơ thể và nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có nguy cơ tử vong rất cao.

1.2. Nguy cơ ngộ độc thực phẩm

     Thực phẩm sau khi để một thời gian, nếu nhận thấy có mùi lạ, chua chua hoặc chuyển màu thì không nên ăn bởi rất có thể sẽ bị ngộ độc từ những thực phẩm ôi thiu này. Thời gian ủ bệnh rất ngắn, chỉ khoảng từ 30 phút đến 3 giờ sau ăn, với những biểu hiện lâm sàng như: Đau bụng đi ngoài, Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt, sốt… Ngộ độc thực phẩm làm ảnh hưởng tới sức khỏe con người, nếu không phát hiện và xử lý kịp thời có thể dẫn tới từ vong.

     Các loại vi khuẩn có thể tồn tại khắp mọi nơi trong không khí khiến thực phẩm của bạn bị nhiễm khuẩn. Đặc biệt trong những ngày hè nắng nóng hay khi thời tiết giao mùa cũng làm cho vi khuẩn trong thức ăn phát triển nhanh hơn và dễ bị hư hỏng, nguy cơ nhiễm ngộ độc thực phẩm vì thế cũng thường xuyên xảy ra.

     Vậy làm cách nào để có thể kịp thời phát hiện thực phẩm bị ôi thiu, nấm mốc? Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết để bạn phòng tránh nguy cơ bệnh tật từ thực phẩm quá hạn, hư hỏng:

     – Thức ăn bốc mùi: Thực phẩm hay đồ ăn đã có mùi hôi và khó chịu là dấu hiệu chắc chắn bạn không thể ăn chúng. Nếu có thói quen bảo quản thức ăn dài ngày trong tủ lạnh, bạn nên ngửi mùi chúng trước khi sử dụng.

     – Thực phẩm nổi bong bóng: Nếu bạn phát hiện tình trạng nổi bong bóng khi vừa lấy thực phẩm từ tủ lạnh, bạn nên vứt bỏ chúng. Bởi lúc này, các vi khuẩn đang sinh sôi, phát triển và có thể gây hại cho sức khỏe gia đình bạn nếu ăn phải thực phẩm này.

     –  Thực phẩm mềm nhũn: Sau khi lấy thực phẩm từ tủ lạnh ngoài quan sát bằng mắt thường, có thể kiểm tra thực phẩm, đặc biệt là rau, củ, quả hư hỏng hay chưa bằng cách dùng tay để nắn xung quanh. Nếu thấy mềm nhũn bất thường ở các vị trí nào đó, có thể chúng đã bị thối rữa và tiềm ẩn nhiều vi khuẩn gây bệnh.

      –  Thực phẩm có váng trắng, đốm vàng: Đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên của thực phẩm bị hỏng, thường thấy trong bánh mì, dưa muối… Nhiều người có thói quen loại bỏ lớp váng trắng đó và tiếp tục sử dụng phần còn lại. Thực tế, phần còn lại cũng đã bị vi khuẩn xâm nhập, khiến bạn bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm khi ăn chúng.

2. Một số điều cần cân nhắc khi ăn đồ ăn hết hạn

     Tuy là cần chú ý với tất cả các thực phẩm đã hết hạn có trong gia đình-đặc biệt là các loại thịt. Nhưng cũng nên nhớ rằng hầu hết các loại hạn sử sụng đều chỉ là những hướng dẫn giúp chúng ta đưa ra các quyết định về sử dụng thực phẩm. Rất nhiều hạn sử dụng chỉ mang chất pháp lý, nhằm bảo vệ cơ quan sản xuất tránh khỏi kiện tụng nếu chẳng may người tiêu dụng sản phẩm có vấn đề khi ăn phải sản phẩm của họ. Các chuyên gia cho biết, trong hầu hết các trường hợp những thực phẩm vừa mới chỉ quá hạn 1-2 ngày thường sẽ không gây ra các vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên cần đặc biệt lưu ý đến hạn sử dụng của các sản phẩm khi sử dụng cho phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.

     Bên cạnh đó, một số loại thực phẩm chúng ta vẫn có thể ăn được mặc dù đã hết hạn như bánh mì, sữa, trứng, phomat, mì ống, mứt các loại,…Nhưng nếu muốn ăn những thực phẩm này chúng ta phải biết cách bảo quản đúng cách để vi khuẩn không xâm nhập vào gây hỏng đồ ăn được.

3. Các cách xử lý nếu ăn đồ ăn hết hạn

     Nếu trong gia đình có người ăn phải thực phẩm quá hạn và có triệu chứng ngộ độc thực phẩm, chúng ta cần thực hiện các bước sơ cứu sau đây:

      – Gây nôn (người bệnh không có biểu hiện nôn): Nếu ngộ độc thực phẩm xảy ra trong vòng trước 6 giờ thì lúc đó thức ăn vẫn còn trong dạ dày. Vì vậy cần kích thích bệnh nhân ói càng nhiều càng tốt để tống hết thức ăn ngộ độc ra ngoài. Có thể kích thích bằng cách ngoáy nhẹ họng hoặc uống nước gây nôn.

     Một số lưu ý khi gây nôn:

     + Đối với trẻ em cần móc họng trẻ nhẹ nhàng, tránh làm xây xát họng trẻ.

     + Phải để bệnh nhân nằm đầu thấp, nghiêng đầu sang một bên rồi móc họng để nôn thức ăn ra. Không để bệnh nhân nằm ngửa vì như vậy có thể gây sặc lên mũi, xuống phổi dễ dẫn đến tử vong.

     + Không gây nôn với người bị hôn mê vì dễ bị hít sặc thức ăn và làm tắc đường thở.

     – Cho người bệnh uống nhiều nước và nghỉ ngơi: Sau khi người bệnh nôn và đi ngoài thì cơ thể sẽ bị mất nước. Chính vì vậy cần tiến hành bù nước cho người bệnh bằng cách cho uống nhiều nước đun sôi để nguội, uống nước oresol hoặc nước gạo rang.

     Chú ý: Ngưng việc sử dụng thức ăn nghi ngờ gây ngộ độc nhưng không nên dùng thuốc cầm tiêu chảy vì làm chậm việc đào thải độc tố ra ngoài. Đặc biệt là trẻ nhỏ, nếu dùng thuốc cầm tiêu chảy sẽ gây ra hội chứng lồng ruột rất nguy hiểm.

     + Gọi cấp cứu và đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất: Dù đã tiến hành sơ cứu ban đầu nhưng bệnh nhân vẫn có thể gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào. Vậy nên bện bệnh nhân cần được đưa đến sở y tế gần nhất để được kiểm tra.

 

   Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi: ăn đồ ăn hết hạn có sao không? Đồ ăn hết hạn có ăn được không? Đồ ăn hết hạn có sử dụng được không? Hi vọng bài viết này có thể giúp mọi người trang bị thêm những kiến thức hữu ích cho gia đình nếu ăn phải đồ ăn quá hạn. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn muốn biết những thông tin liên quan và cập nhật những thông tin mới nhất.

      Liên hệ : 1900299200