Những thói quen xấu ở trẻ làm ảnh hưởng tới răng miệng

Rate this post

Những thói quen xấu ở trẻ làm ảnh hưởng tới răng miệng

     Những thói quen xấu ở trẻ làm ảnh hưởng tới răng miệng. Các cha mẹ có biết sức khỏe răng miệng của trẻ cũng rất quan trọng như sức khỏe toàn thân không? Biết được những thói quen xấu gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ là việc hết sức cần thiết để có những biện pháp khắc phục phù hợp. Điều này không chỉ quan trọng với trẻ mà các bậc phụ huynh phải thường xuyên nhắc nhở con mình giữ gìn vệ sinh răng miệng và tránh những thói quen xấu. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu những thói quen xấu ở trẻ làm ảnh hưởng tới răng miệng ở nội dung bài viết nhé!

1.Thói quen mút tay, bú bình kéo dài hoặc ngậm ti giả thường xuyên

     Mút tay hay ngậm núm vú là một trong những thói quen xấu ở trẻ làm ảnh hưởng tới răng miệng. Tuy tật xấu này không gây sâu răng nhưng mút tay hay ngậm núm vú giả có thể dẫn tới răng trẻ bị hô sau này.

     Từ 2 tuổi trở lên nếu trẻ vẫn tiếp tục giữ thói quen mút tay hoặc chưa cai được ti giả, bú bình sau này có nguy cơ xương và răng bị lệch lạc. Trẻ có thể bị hô, răng mọc không đều và răng cửa hàm trên có thể bị thưa và nghiêng về phía trước.

Những thói quen xấu ở trẻ làm ảnh hưởng tới răng miệng

 

2. Thói quen cắn môi, mút môi

     Thói quen này thường gặp ở trẻ hay căng thẳng, lo âu. Cắn môi, mút môi là những thói quen xấu ở trẻ làm ảnh hưởng tới răng miệng. Trẻ không biết mình có những thói quen như vậy sẽ gây ra hậu quả về sau. Nếu cha mẹ không can thiệp kịp thời, về lâu dài thói quen này có thể gây hở hàm trên nghiêng về phía môi hoặc có thể bị hô, mòn răng, đau khớp thái dương hàm …

Những thói quen xấu ở trẻ làm ảnh hưởng tới răng miệng

3. Thói quen cắn móng tay, vật lạ

     Các thói quen cắn móng tay, gặm bút, cắn các vật cứng thường gặp ở trẻ lớn, việc này rất có hại vì có thể sẽ làm cho răng trẻ bị mẻ, ê, đau răng, gãy răng hay lệch hàm và giảm độ ngon miệng khi ăn uống. Thói quen này kéo dài còn có thể làm chết tủy răng và dễ có nguy cơ bị sưng tấy hay nhiễm trùng phần da xung quanh móng gây mất vệ sinh hay dễ nhiễm các bệnh giun sán.

Những thói quen xấu ở trẻ làm ảnh hưởng tới răng miệng

4. Thói quen cắn chặt răng, nghiến răng

      Nghiến răng là thói quen không tự chủ, được xem như phản ứng đối với sự căng thẳng thần kinh và hiện tượng nầy xảy ra phần lớn ở những trẻ có hệ thần kinh dễ bị kích thích . Nghiến răng diễn ra lâu ngày có thể gây đau và hại khớp hàm, ảnh hưởng đến răng và khớp nhai

     Tật nghiến răng xảy ra ở trẻ còn thường có liên quan đến sự tăng trưởng và phát triển của chúng như răng phát triển không đều, đau cơ hàm… Hầu hết trẻ bị tật này ở độ 6 tháng tuổi khi răng sữa bắt đầu mọc và trẻ hay bị lại lúc trẻ 5 tuổi có răng vĩnh viễn mọc. Tật nghiến răng có thể làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển hệ răng hàm tuy khoảng thời gian nghiến răng ở trẻ khoảng 12 tuổi sẽ hết.

     Nếu như trẻ có tật nghiến răng thì cha mẹ nên cho đi khám BS chuyên khoa răng hàm mặt để kiểm tra tình trạng về các khớp cắn, tình trạng viêm nhiễm vùng răng , nướu… Bác sĩ chỉnh hình răng hàm mặt đôi khi phải làm khí cụ cho trẻ đeo mới có thể bỏ được các tật xấu này.

Những thói quen xấu ở trẻ làm ảnh hưởng tới răng miệng

5 Tật đẩy lưỡi

     Tật đẩy lưỡi trước khi nuốt là đặt đầu lưỡi về phía trước chêm giữ các rang cửa trên và rang dưới lúc nuốt. Khi thực hiện động tác nuốt, nếu trẻ đẩy lưỡi của mình về phía trước, thời gian kéo dài có thể làm sai vị trí của răng. Nếu trẻ duy trì thói quen này lâu thì nó sẽ là nguyên nhân gây ra cắn hở và khiến cho răng phía trước bị hô, rất xấu về thẩm mỹ và ảnh hưởng đến khả năng nhai.

Những thói quen xấu ở trẻ làm ảnh hưởng tới răng miệng

6. Thở bằng miệng

     Trẻ thở bằng miệng có thể do cấu trúc môi trên ngắn nên miệng vẫn hở khi thở mũi hoặc do trẻ gặp vấn đề về đường thở. Nếu trẻ có vấn đề về đường thở, Cha mẹ nên cho trẻ đi khám tai mũi họng để được chẩn đoán chính xác và có phương án điều trị phù hợp, loại bỏ thói quen thở bằng miệng.

     Thở bằng miệng sẽ gây xáo trộn sinh lý thở bằng mũi, làm khô niêm mạc miệng dễ gây sâu răng, làm lệch lạc răng và hàm trẻ sẽ bị hô. Tật thở bằng miệng sẽ làm hệ thống xương mặt phát triển không cân đối và cũng dễ dẫn đến những rối loạn về khớp cắn.

Những thói quen xấu ở trẻ làm ảnh hưởng tới răng miệng

7. Thói quen chống cằm

     Nhiều cha mẹ thường bỏ qua thói quen này nhưng nếu không nhắc nhở và có biện pháp loại bỏ sớm, chống cằm có thể làm thay đổi hướng phát triển xương của hàm dưới, làm khuôn mặt trẻ trở nên mất cân xứng.

Những thói quen xấu ở trẻ làm ảnh hưởng tới răng miệng

8. Thói quen ngậm khi ăn

     Thói quen này thường gặp ở trẻ mới mọc răng hoặc ở cả trẻ lớn biếng ăn. Ngoài việc khiến cơ thể không thể hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong thức ăn, thói quen ngậm lâu khi ăn có thể làm thức ăn trong miệng chuyển hóa thành đường, từ đó bám vào răng và gây sâu răng.

Những thói quen xấu ở trẻ làm ảnh hưởng tới răng miệng

 

9. Thường xuyên ăn vặt hoặc đồ ngọt

     Trẻ nhỏ thường thích các món ăn vặt hoặc đồ ngọt… và điều này không những làm trẻ ngang bụng, dễ bỏ bữa, tăng cân hay béo phì lại dễ bị sâu răng nếu như chăm sóc răng miệng không đúng cách.

Những thói quen xấu ở trẻ làm ảnh hưởng tới răng miệng

10. Đánh chải răng không đúng cách

     Hầu như trẻ chỉ đánh răng 1 lần/ngày vào mỗi buổi sáng mà ít khi duy trì 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ hoặc đánh răng ngay sau bữa ăn. Nhiều trẻ vẫn chưa biết chải răng đúng cách mà chỉ chải qua loa hoặc đánh răng quá mạnh cũng là một trong những thói quen xấu ở trẻ làm ảnh hưởng tới răng miệng. Vì vậy, cha mẹ nên giải thích cho trẻ hiểu không cần dung lực mạnh để đánh răng hay không được đánh rang qua loa mà cần đánh đúng cách để có thể loại được mảng bám và chất bẩn.

Những thói quen xấu ở trẻ làm ảnh hưởng tới răng miệng

     Trên đây là những thói quen xấu ở trẻ làm ảnh hưởng tới răng miệng. Hi vọng sau khi đọc được bài viết các cha mẹ nên để ý xem con mình có những thói quen đó không và tìm cách khắc phục cho con để con không bị ảnh hưởng xấu nhé. Để biết thông thông tin liên quan hay cập nhật thông tin mới nhất có thể liên hệ với chúng tôi.

Liên hệ : 1900299200

Bài viết tham khảo:

Tại Sao Em Bé Sinh Ra Phải Khóc? Nếu Em Bé Sinh Ra Không Khóc Thì Sao?

Tổng đài Panasonic