Tại sao nằm điều hòa lại bị ngạt mũi? Nguyên nhân gây bệnh hô hấp

5/5 - (1 bình chọn)

Tại sao nằm điều hòa lại bị ngạt mũi? Nguyên nhân gây bệnh hô hấp

     Nhiều người thường thắc mắc tại sao nằm điều hòa lại bị ngạt mũi? Hiện tượng khô họng, ngạt mũi thường gặp ở những người làm việc trong môi trường máy lạnh, điều hòa thường xuyên. Vậy lý do tại sao nằm điều hòa lại bị ngạt mũi? Chúng ta cùng tìm hiểu ở nội dung bài viết nhé!

1. Tại sao nằm điều hòa lại bị ngạt mũi

1.1 Độ ẩm không khí giảm

     Tại sao nằm điều hòa lại bị ngạt mũi? Để làm mát điều hòa thi luồng không khí phải đi qua bộ phận làm lạnh. Khi mở điều hòa hơi ẩm trong không khí gặp nhiệt độ thấp sẽ hóa lỏng, theo đường xả nước và đi ra ngoài.Sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ và độ ẩm sẽ kích hoạt các tuyến trong niêm mạc làm mũi tang tiết nhây dẫn đến việc nghẹt mũi.

     Độ ẩm an toàn cho sinh hoạt là 40 – 60%, an toàn cho việc cất giữ máy móc là 50%. Khi bật điều hòa độ ẩm giảm xuống dưới mức an toàn, khiến bạn dễ gặp các vấn đề về hô hấp. Nếu nhẹ thì họng sẽ bị khô, mũi sẽ bị ngạt, nặng thì có thể bị cảm lạnh.

1.2 Máy điều hoà đối diện giường ngủ

     Nếu vị trí điều hòa được lắp quay thẳng vào người khi ngủ thì rất dễ bị nghẹt mũi, khô mũi, khô họng và ho. Và nếu như điều hòa ở chế độ quạt gió, tốc độ gió mạnh, khi tạt vào người dễ khiến tình trạng khô mũi và nghẹt mũi trở nên trầm trọng hơn. Đây cũng là một trong những điều mà người lớn bị sốt cần lưu ý khi ở trong điều hòa.

1.3 Máy lạnh không được bảo trì, vệ sinh thường xuyên

     Nếu như điều hòa không được bảo dưỡng, vệ sinh thường xuyên đồng nghĩa với việc bộ lọc không khí ngày càng bị nấm mốc, vi khuẩn và bụi bẩn bám vào. Khi bạn bật điều hòa các loại vi khuẩn, nấm mốc này sẽ bị phát tán ra không khí trong phòng. Các tác nhân này sẽ gây ra các bệnh về đường hô hấp, nghẹt mũi, sổ mũi hay ho cho bất kỳ ai có nguy cơ bị dị ứng. Vì vậy, việc vệ sinh điều hòa thường xuyên là việc làm cần thiết để bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình.

1.4 Phòng không có thông gió

     Khi sử dụng điều hòa chúng ta cần phải đóng kín của phòng. Trong phòng không khí không có sự trao đổi không khí bên ngoài dẫn đến việc dễ tích tụ vi khuẩn, bụi bẩn gây khô mũi, nghẹt mũi.

 

Tại sao nằm điều hòa lại bị ngạt mũi

2. Làm thế nào để nằm điều hoà không bị nghẹt mũi

2.1 Tăng độ ẩm trong phòng

     Tăng độ ẩm cho phòng là cách khắc phục tình trạng nghẹt mũi quan trọng và hiệu quả nhất.Khi độ ẩm được tăng lên sẽ giúp làm dịu mũi và cổ họng, cải thiện tình trạng nghẹt mũi. Bạn có thể tăng độ ẩm bằng cách đặt một chậu nước trong phòng hay đặt khăn ướt gần nơi bạn đang ngồi hoặc nằm. Một cách khác là trồng cây trong phòng ngủ để tăng độ ẩm và trao đổi không khí. Tốt nhất là nên sử dụng thiết bị tạo độ ẩm như máy khuếch tán tinh dầu, máy phun sương tạo độ ẩm, máy lọc không khí,… Các thiết bị này sẽ giúp tăng độ ẩm và các ion âm trong không khí rất tốt.

2.2 Bảo dưỡng máy điều hòa định kỳ

     Muốn nằm điều hòa không bị khô mũi, bạn nên vệ sinh và bảo dưỡng điều hòa thường xuyên hơn. Khi bộ lọc sạch sẽ, nó sẽ trả lại bầu không khí trong lành không có nấm mốc và vi khuẩn. Từ đó hạn chế nguy cơ phát tán các vi khuẩn, nấm mốc gây ra tình trạng nghẹt mũi. Ngoài ra, bảo dưỡng còn giúp nâng cao tuổi thọ và chất lượng của điều hòa.

 2.3 Uống nhiều nước mỗi ngày

     Thói quen uống nhiều nước, nước ép trái cây giàu vitamin như cam, ổi, bưởi… cũng rất có lợi cho sức khỏe. Uống đủ nước mỗi ngày để cơ thể khỏe mạnh và làn da mềm mại, cải thiện tình trạng chất nhầy ở đường hô hấp ứ đọng gây ra nghẹt mũi. Hạn chế uống nước ngọt và cà phê vì  nếu bạn bị nghẹt mũi thì những thứ này khiến cơ thể mất nhiều nước hơn.

Tại sao nằm điều hòa lại bị ngạt mũi

2.4 Tắm bằng nước ấm

     Tắm bằng nước ấm là giải pháp giúp mũi bạn dịu nhẹ, tránh bị tổn thương nhiều hơn. Việc tắm hoặc xông hơi bằng nước ấm đều đặn cũng rất tốt cho việc tuần hoàn máu, lưu thông khí, hạn chế nghẹt mũi.

2.5 Thông gió cho phòng điều hoà

     Để tránh tình trạng bị nghẹt mũi khi ngồi ở phòng điều hoà, thì chúng ta nên thông gió cho phòng kín ít nhất 1 – 2 lần trong ngày bằng cách mở cửa trước, cửa sổ hoặc dùng quạt để thổi không khí ra khỏi phòng.

2.6 Không nên nằm điều hoà quá lâu

     Khi chúng ta nằm hay làm việc trong phòng điều hòa quá lâu không những khiến cơ thể mất nước mà còn khiến bạn mệt mỏi hơn. Với những người có thói quen ngủ há miệng sẽ gây ra khô họng, nghẹt mũi.

2.7 Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột

     Khi ở ngoài về chúng ta nên bật quạt để ráo mồ hôi rồi sau đó mới bật điều hòa và bật điều hòa ở nhiệt độ 26-27 độ sau đó có thể giảm dần. Nếu như nhiệt độ trên vẫn cảm thấy nóng chúng ta có thể sử dụng thêm quạt gió làm mát cơ thể.

Nhiệt độ điều hòa chênh lệch với nhiệt độ bên ngoài nên từ 8-10 độ C vừa tiết kiệm điện vừa giúp ổn định thân nhiệt.

2.8 Vệ sinh mũi đúng cách

     Trong nhiều trường hợp, để loại bỏ dịch nhầy ứ đọng gây ngạt mũi, các chuyên gia y tế khuyến cáo bệnh nhân dùng dung dịch xịt mũi hoặc rửa mũi chứa thành phần nước muối sinh lý, xịt mũi 3-4 lần mỗi ngày. Dung dịch xịt mũi hỗ trợ sát khuẩn mũi, cải thiện tình trạng ngạt mũi và cung cấp độ ẩm cần thiết cho niêm mạc mũi.

     Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng không nên lạm dụng các dung dịch xịt mũi vì chúng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng kích ứng ở mũi và đường hô hấp.

Tại sao nằm điều hòa lại bị ngạt mũi

3. Trường hợp nào thì phải đi khám?

     Bình thường nếu nằm điều hòa bị nghẹt mũi thì chỉ kéo dài vài ngày. Nhưng nếu tình trạng nghẹt mũi kéo dài hay có những triệu chứng bất thường thì bạn nên đi khám chuyên khoa về tai mũi họng.

– Khi tình trạng nghẹt mũi kéo dài trên 10 ngày.

– Nằm điều hòa bị sốt cao

– Em bé sơ sinh nghẹt mũi không thể bú.

– Dịch nhầy ở mũi có màu vàng, xanh hay lẫn máu.

      Trên đây là nội dung giải đáp cho câu hỏi tại sao nằm điều hòa lại bị ngạt mũi.Hi vọng bài viết sẽ giúp bạn đọc có thêm những thông tin bổ ích và biết cách dùng điều hòa để không gây ra tình trạng nghẹt mũi. Các bạn muốn biết thêm thông tin liên quan hay cập nhật thông tin mới nhất có thể liên hệ với chúng tôi.

Liên hệ : 1900299200

Bài viết tham khảo:

Tìm Hiểu Tiểu Sử Hai Bà Trưng – 2 Nữ Tướng Huyền Thoại Của Dân Tộc

Tổng đài LG