Tĩnh mạch là gì? Những kiến thức về tĩnh mạch bạn cần biết

Rate this post

Tĩnh mạch là gì? Những kiến thức về tĩnh mạch bạn cần biết

     Tĩnh mạch là gì? Những kiến thức về tĩnh mạch bạn cần biết. Không phải ai cũng biết rõ về vấn đề này. Tĩnh mach được biết đến là một mạng lưới thuộc hệ thống mạch máu giúp vận chuyển máu trong cơ thể nhằm đảm bảo sự sống.  Vậy trên thực tế Tĩnh mạch là gì? Những kiến thức về tĩnh mạch bạn cần biết là những gì? Bài viết dưới đây chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu về vấn đề này nhé.

1.Tĩnh mạch là gì?

     Tĩnh mạch là gì? Tĩnh mạch hay còn gọi là ven, là mạch máu thuộc hệ tuần hoàn trong cơ thể, có vai trò vận chuyển máu từ các mao mạch có lượng oxy thấp trở về tim. Nếu tĩnh mạch xảy ra bất thường chủ yếu là do cục máu đông hoặc khiếm khuyết tĩnh mạch.

     Tĩnh mạch được phân thành bốn loại chính: tĩnh mạch phổi, hệ thống, bề mặt và tĩnh mạch sâu.

     – Các tĩnh mạch phổi mang máu oxy từ phổi đến tâm nhĩ trái của tim.

     – Các tĩnh mạch hệ thống đưa máu bị thiếu oxy từ phần còn lại của cơ thể về tâm nhĩ phải của tim.

     – Các tĩnh mạch nông nằm gần bề mặt da và không nằm gần động mạch tương ứng.

     – Các tĩnh mạch sâu nằm sâu bên trong mô cơ và thường nằm gần một động mạch tương ứng có cùng tên.

     Ở phần này chúng ta đã biết tĩnh mạch là gì? Những kiến thức về tĩnh mạch bạn cần biết thì chúng ta cùng tìm hiểu tiếp ở phần dưới nhé.

Tĩnh mạch là gì? Những kiến thức về tĩnh mạch bạn cần biết

2. Những kiến thức về tĩnh mạch bạn cần biết

     Phần trên chúng ta đã biết tĩnh mạch là gì? Những kiến thức về tĩnh mạch bạn cần biết thì chúng ta cùng tìm hiểu ở phần này nhé.

2.1 Cấu tạo của Tĩnh mạch

     Cấu tạo của Tĩnh mạch : một tĩnh mạch có thể có đường kính từ 1 milimet đến 1-1,5 cm. Các tĩnh mạch nhỏ nhất nhận máu từ các động mạch thông qua các tiểu động mạch và mao mạch. Các tĩnh mạch phân nhánh thành các tĩnh mạch lớn hơn cuối cùng mang máu đến các tĩnh mạch lớn nhất trong cơ thể là tĩnh mạch chủ. Máu sau đó được vận chuyển từ tĩnh mạch chủ cao cấp và tĩnh mạch chủ dưới đến tâm nhĩ phải của tim.

     Khác với vị trí tương đối cố định của động mạch thì tĩnh mạch thường di dịch ít nhiều theo từng cá nhân, tĩnh mạch giữ nhiều máu hơn động mạch do thành tĩnh mạch mỏng hơn và đàn hồi hơn thành động mạch. Tĩnh mạch gồm 3 lớp:

     – Lớp áo trong: Là lớp tế bào nội mô kém phát triển, không tồn tại màng ngăn chun trong. Ở các tĩnh mạch chi (tay và chân) có kích cỡ trung bình trở lên, lớp này đều chứa các van một chiều nhằm ngăn máu chảy ngược trở lại.

     – Lớp áo giữa: So với lớp áo giữa của động mạch, lớp này có kích thước mỏng hơn. Chúng chứa một lượng lớn collagen và được cấu từ vô vàn sợi cơ trơn hướng vòng và một ít sợi chun.

     – Lớp áo ngoài: Là lớp dày nhất, được tạo thành chủ yếu từ collagen – thành phần chính của các mô liên kết. Đồng thời có rất nhiều cơ vòng bao bọc xung quanh lớp này.

     Đa số các tĩnh mạch đều có van gắn theo đường cong của thành tĩnh mạch và khép sát vào nhau ở giữa lòng tĩnh mạch. Nếu máu chảy lên nhờ sức ép tạo ra từ các bơm cơ, các van này mở ra. Nếu máu chảy ngược xuống do sức hút của trọng lực, các van này đóng lại, không cho máu chảy xuống. Nó hoạt động như van một chiều chỉ cho máu chảy một chiều từ chân về tim.

2.2 Chức năng của Tĩnh mạch

     Chức năng của Tĩnh mạch là đưa luồng máu kém dưỡng khí từ các mao mạch trở về tim.

2.2.1 Chức năng của tĩnh mạch trong tuần hoàn toàn thân

    Chức năng của tĩnh mạch trong tuần hoàn toàn thân :trong tuần hoàn toàn thân, máu giàu oxy và dưỡng chất được bơm từ tâm thất trái qua các động mạch đến các cơ và hệ cơ quan trên cơ thể. Lúc này khí oxy và các chất dinh dưỡng được trao đổi tại các mao mạch. Sau khi hấp thụ chất thải tế bào và khí CO2, máu trong các mao mạch được các tĩnh mạch vận chuyển đến tâm nhĩ phải sau đó đến tâm thất phải của tim.

2.2.2 Chức năng của tĩnh mạch trong tuần hoàn phổi

    Chức năng của tĩnh mạch trong tuần hoàn phổi : trong tuần hoàn phổi, máu đã khử oxy sau khi đưa về tim được động mạch phổi đưa đến phổi để trao đổi khí. Tiếp đó, các tĩnh mạch phổi đưa máu có oxy từ phổi trở lại tâm nhĩ trái, đổ vào tâm thất trái, hoàn thành chu kỳ tuần hoàn máu. Việc mang máu về tim của tĩnh mạch được hỗ trợ bởi hoạt động bơm của cơ và sự thở của lồng ngực trong quá trình hô hấp.

     Có thể thấy, tĩnh mạch đóng vai trò vô cùng quan trọng với sự sống của con người. Ngoài chức năng vận chuyển máu quay về tim, chúng còn có nhiệm vụ điều hòa nhiệt độ và lưu trữ máu trong cơ thể. Khi nhiệt độ không khí tăng lên, tĩnh mạch sẽ hút thêm nhiều máu hơn để giúp làm mát bề mặt da.

     Tĩnh mạch chỉ hoạt động hiệu quả nhất khi cơ thể chúng ta vận động liên tục. Đứng hoặc ngồi trong thời gian dài có thể gây ra tình trạng ứ máu tĩnh mạch hay khiến máu trong tĩnh mạch bị chảy ngược theo sức hút của trọng lực, có thể gây ra suy giảm tuần hoàn máu. Đó là lý do cơ thể cần tới van tim để ngăn tình trạng này.

     Đến đây chúng ta đã biết tĩnh mạch là gì? Những kiến thức về tĩnh mạch bạn cần biết rồi đúng không ạ. Tĩnh mạch đóng vai trò quan trọng trong cơ thể con người. Do đó chúng ta cần có lối sống khoa học, vận động phù hợp để phòng tránh các bệnh liên quan đến hệ thông mạch máu này.

Tĩnh mạch là gì? Những kiến thức về tĩnh mạch bạn cần biết

3. Các bệnh lý về tĩnh mạch thường gặp

3.1 Suy van tĩnh mạch

      Là rối loạn phổ biến nhất của hệ thống tĩnh mạch. Bệnh lý này thường được biểu hiện dưới dạng giãn tĩnh mạch hay tĩnh mạch mạng nhện.

3.2 Huyết khối tĩnh mạch sâu

     Là tình trạng cục máu đông xuất hiện trong tĩnh mạch sâu, thường gặp nhất ở tĩnh mạch chân nhưng đôi khi hiện tượng này cũng có thể xảy ra ở tĩnh mạch trên cánh tay. Một số yếu tố nguy cơ gây huyết khối tĩnh mạch sâu có thể kể đến như: Bất động lâu, ung thư, béo phì, tổn thương mạch máu do chấn thương và các rối loạn bẩm sinh dễ hình thành cục máu đông.

3.3 Tăng áp cửa

     Các tĩnh mạch cửa có nhiệm vụ đưa máu đến gan và được tìm thấy trong bụng. Tăng áp lực tĩnh mạch cửa thường có liên quan đến các bệnh về gan và xơ gan. Mặt khác, các tình trạng như cục máu đông gây tắc nghẽn, khối u gây chèn ép hoặc tổn thương do lao cũng có thể gây ra bệnh lý này. Khi áp lực tăng lên trong các tĩnh mạch cửa, sẽ phát triển một tuần hoàn bàng hệ, từ đó gây giãn các tĩnh mạch (như giãn tĩnh mạch thực quản).

3.4 Viêm tắc tĩnh mạch

     Là tình trạng viêm gây tắc tĩnh mạch liên quan đến cục máu đông.

     Trên đây là toàn bộ thông tin về tĩnh mạch là gì? Những kiến thức về tĩnh mạch bạn cần biết, mà chúng tôi muốn chia sẻ đến mọi người. Hi vọng với những thông tin đó sẽ giúp mọi người hiểu rõ tĩnh mạch là gì? Những kiến thức về tĩnh mạch bạn cần biết. Từ đó, có được kinh nghiệm chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhằm hạn chế các bệnh liên quan đến bộ phận này. Để biết thêm thông tin liên quan và cập nhật thông tin mới nhất đừng quên liên hệ với chúng tôi.

Liên hệ : 1900299200